1. Máy xúc bánh xích
Loại máy xúc đầu tiên và cũng phổ biến nhất - máy xúc bánh xích. Dù không phải dân trong ngành nhưng chắc hẳn bạn cũng từng thấy những chiếc máy xúc mini di chuyển trên đường. Máy xúc bánh xích di chuyển dựa trên hai bánh xích và thường được sử dụng trong khai khoáng cũng như những công việc nặng nhọc trên công trường.
So với bánh lốp, hệ thống bánh xích giúp thợ vận hành di chuyển máy xúc lên ngọn đồi dốc dễ dàng hơn. Chính vì vậy, máy xúc bánh xích phù hợp với công việc san phẳng mặt bằng. Mặc dù tốc độ không bằng các loại máy xúc khác, nhưng về tổng thể máy xúc bánh xích có tính ổn định và linh hoạt tốt hơn.
RCE đã có video về top 5 máy xúc bánh xích Nhật Bản gầu 0,5 m3 đáng mua nhất, bạn có thể tham khảo nhé!
2. Máy xúc kéo
Loại máy xúc số 2 RCE muốn giới thiệu là máy xúc kéo. Khác hoàn toàn với máy xúc bánh xích, máy xúc kéo sử dụng hệ thống dây tời gắn vào gầu thông qua bộ ghép tời. Mặt còn lại của gầu được dán vào một dây kéo chạy từ gầu đến ca-bin. Dây tời nâng lên và hạ thấp gầu, trong khi dây kéo kéo gầu về phía người lái.
Do trọng lượng lớn, máy xúc kéo thường được lắp ráp trực tiếp trên công trường. Nhờ hệ thống đặc biệt này, mà máy xúc kéo thường được sử dụng, trong các công trình xây dựng dân dụng quy mô lớn hoặc đào kênh mương.
Có thể anh em chưa biết thì chiếc máy xúc kéo lớn nhất thế giới tên là Big Muskie, được sản xuất năm 1969. Cỗ máy khổng lồ này nặng hơn 12 nghìn tấn và dài tận 148m và có thể quét sạch gần 200 siêu xe lamborghini chỉ trong một gầu xúc!
3. Máy đào hút
Đứng ở vị trí thứ 3 trong top các loại máy xúc đặc biệt nhất là máy đào hút hay còn gọi là máy đào chân không. Những chiếc máy xúc này có một ống hút có khả năng thoát khí và được trang bị mã lực lên tới 400.
Đầu tiên máy xúc sẽ phóng ra một tia nước để nới lỏng mặt đất. Sau đó thợ vận hành sử dụng đường ống, có chứa các răng sắc nhọn ở cạnh để hút đất và các mảnh vỡ vào trong. Cơ chế hoạt động của máy đào chân không tương tự như máy hút bụi, nhưng với dòng khí áp cực lớn, lên đến 200 dặm một giờ.
Máy đào hút được sử dụng rộng rãi trong các công trình dưới lòng đất, dọn dẹp, vì nó có thể giảm nguy cơ thiệt hại hơn 50%. Tuy khá phổ biến tại các nước phương Tây nhưng tại Việt Nam, máy xúc đào hút lại gần như không được sử dụng.
4. Máy xúc lật trượt
Khác với máy xúc tiêu chuẩn, máy xúc lật trượt có cần và gầu đối diện với thợ vận hành. Thiết kế này giúp phần cần dễ dàng vươn qua đầu cabin thay vì với xung quanh máy. Mục đích là để sử dụng trong các địa hình hẹp và ngã rẽ nhỏ.
Về chức năng, máy xúc lật trượt thường được dùng để đào hồ bơi, dọn dẹp công trường, và khu vực có không gian hạn chế.
5. Máy xúc đào tầm xa
Như tên gọi của mình, máy xúc tầm xa có phần cánh tay dài hơn và cần nâng. Thiết kế này cho phép máy xúc hoạt động dễ dàng hơn ở những vị trí khó tiếp cận. Cánh tay có thể mở rộng của máy xúc có thể đạt tới hơn 100 feet theo chiều ngang.
Những máy xúc này được sử dụng cho các dự án phá dỡ như phá hủy cấu trúc và phá vỡ các bức tường và các công trình xây dựng trên mặt biển, sông hồ. Các phụ tùng khác có thể được lắp thay gầu để thực hiện các công việc bổ sung như xén, nghiền và cắt.
Tóm lại, nếu đã đam mê máy xúc và làm trong nghề này nhiều năm, chắc hẳn bạn đã dùng hoặc nghe qua những loại máy xúc trên. Còn nếu chưa từng nghe đến, thì dưới đây là tổng hợp đặc điểm và tính năng chính của 5 loại:
Hiện tại, RCE phân phối các loại máy xúc phổ biến nhất như máy xúc bánh xích, máy xúc bánh lốp và máy xúc lật. Quý khách có thể truy cập website www.rce.global để tham khảo các mẫu máy nội địa Hàn Quốc và Nhật Bản mới nhất!