5 NGUYÊN NHÂN GÂY TẮC NGHẼN BƠM BÊ TÔNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Tắc nghẽn ống bơm là vấn đề thường gặp đối với những ai đã từng vận hành xe bơm bê tông cho các dự án xây dựng. Vấn đề tắc nghẽn có thể gây nên trì hoãn và chậm tiến độ cả dự án. Dưới đây Rolling CE sẽ điểm một vài nguyên nhân gây ra tắc nghẽn ống bơm bê tông để người vận hành và chủ trạm bê tông biết cách phòng tránh.
1. Trộn bê tông sai tỷ lệ
Theo lý thuyết, khi bê tông bị trộn sai tỷ lệ, nước sẽ thấm qua khe tổng hợp làm cho cốt liệu bị kết lại, gây tắc đường ống. Khi tỷ lệ xi măng, nước và bê tông quá lớn, khiến vữa bị tác khỏi cốt liệu và chặn ống bơm.
Bên cạnh đó, tỷ lệ nước hoặc hạt cát không phù hợp sẽ gây ra tình trạng bê tông ninh kết chậm. Kích thước hạt cát quá to, không đáp ứng tiêu chuẩn cũng khiến tăng ma sát giữa thành ống và bê tông, gây ra tắc nghẽn. Quá trình trộn bê tông cũng có thể gặp trục trặc khi hỗn hợp đông cứng quá lâu trong thời tiết nắng nóng, bê tông sẽ cứng lại và khó để bơm hơn.
Ngoài ra, khi độ sụt bê tông quá thấp (dưới 80m), sức cản bơm tăng cao khiến việc bơm bị khó khăn.
Để giải quyết tình trạng tắc nghẽn ống bơm bê tông do trộn sai tỷ lệ, thợ thi công cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trong ngành. Để trộn bê tông đúng tỷ lệ, cần đảm bảo 2 yếu tố sau:
- Yếu tố đầu vào: Cát, đá, nước phải sạch
- Yếu tố kỹ thuật: cần đo đúng kích thước, thể tích của cát, đá, xi măng và nước
Sau khi chắc chắn về hai yếu tố trên, cần căn cứ vào tỷ lệ cấp phối trộn của từng loại xi măng, công trình, theo nhà sản xuất, và chất lượng của xe bơm bê tông để trộn.
2. Người vận hành thiếu kinh nghiệm
Nguyên nhân thứ hai gây tắc nghẽn bơm bê tông có thể là do trình độ của thợ vận hành. Người vận hành thiếu kinh nghiệm hoặc không được đào tạo bài bản sẽ dễ mắc phải những lỗi trong vận hành khiến thiết bị bị tắc nghẽn. Một người vận hành bơm bê tông tay nghề cao sẽ biết cách vận hành xe bơm trơn tru mà không cần phải sử dụng thêm ống bơm. Việc sử dụng ống bơm không đúng cách có thể tạo ra các đường gấp khúc khiến hỗn hợp bê tông không thể chảy, kẹt hoặc tắc nghẽn.
Cách duy nhất để giải quyết tình trạng này là thuê một thợ vận hành dày dặn kinh nghiệm, hoặc cung cấp chương trình đào tạo cho thợ vận hành của công ty. Trong quá trình tuyển dụng, nhà tuyển dụng cũng cần có hiểu biết về quy trình vận hành xe bơm để nắm rõ trình độ thực tế của người ứng tuyển.
Xem thêm 6 tiêu chí làm nên một thợ vận hành bơm bê tông giỏi.
3. Ống bơm hỏng hóc
Tình trạng này có thể xảy ra nếu công suất và mã lực của máy bơm không phù hợp với dự án hoặc yêu cầu của công việc. Một máy bơm không đạt công suất không thể tạo ra đủ vận tốc bơm để đẩy hỗn hợp bê tông qua đường ống, dẫn đến tắc nghẽn. Ngoài ra, việc ghép một ống bơm có đường kính lớn với một ống hẹp hơn có thể tạo thành chướng ngại vật khiến bê tông chảy chậm hơn.
Để tránh trường hợp này xảy ra, nhà thầu nên đầu tư mua bơm bê tông ở những địa chỉ uy tín với chế độ bảo hành lâu dài. Đồng thời khi mua phụ tùng cũng nên tìm những nơi bán sản phẩm chính hãng.
4. Sử dụng nguyên liệu kém chất lượng
Không phải mọi loại bê tông đều thích hợp để bơm. Việc sử dụng bơm bê tông không đủ tiêu chuẩn có thể khiến độ sụt bê tông quá lớn hoặc nhỏ, gây ra tắc nghẽn. Sử dụng vữa không đạt tiêu chuẩn hoặc các chất phụ gia không phù hợp cũng gây ra vấn đề tương tự.
5. Vệ sinh và bảo trì ống bơm “không tới nơi tới chốn”
Cặn bê tông bên trong đường ống sau khi cứng lại sẽ tạo thành vật cản ngăn dòng chảy của hỗn hợp bê tông tươi trong lần bơm tiếp theo. Vì vậy cần bảo trì và vệ sinh ống bơm bê tông thường xuyên để hạn chế tình trạng này. Đồng thời cũng cần thay thế các miếng đệm, khớp nối và vòng đệm đã hỏng để tránh mất vữa.
Phương pháp làm sạch đường ống để hạn chế tình trạng tắc nghẽn bê tông:
- Làm sạch bằng nước
- Làm sạch không dùng nước
Thời gian vệ sinh xe bơm bê tông cũng như ống bơm tốt nhất là hàng ngày, sau khi kết thúc vận hành.
Nhìn chung, tắc nghẽn ống bơm bê tông là vấn đề hầu như thợ vận hành nào cũng từng gặp phải. Nắm rõ được những nguyên nhân gây nên tắc nghẽn bê tông sẽ giúp người vận hành hoặc chủ trạm trộn bê tông biết cách phòng tránh. Việc bảo dưỡng máy móc thường xuyên không chỉ giúp máy bơm vận hành tốt, bền bỉ mà còn tiết kiệm chi phí sửa chữa về lâu dài.