Xe bơm bê tông hay còn gọi là bơm cần, là một trong những thiết bị công nghiệp nặng đòi hỏi nhiều kinh nghiệm vận hành. Do tính chất công việc, vận hành bơm cần chứa rất nhiều rủi ro. Công tác chuẩn bị, vận hành, vệ sinh và bảo dưỡng thiết bị vì vậy rất quan trọng. Thợ vận hành bơm bê tông cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau để xe bơm bê tông hoạt động an toàn và bền bỉ.
Những lưu ý trước khi làm việc với xe bơm bê tông
1. Kiểm soát áp suất của đường ống để tránh rủi ro vỡ đường ống
Bơm bê tông là công việc có tính nguy hiểm do phải dùng áp suất lớn đẩy (bơm) bê tông trộn sẵn. Áp suất cần thiết để bơm bê tông rất lớn. Do đó, khi thực hiện công việc phải kiểm soát áp suất của đường ống, tránh xảy ra rủi ro.
2. Không thực hiện chỉ dẫn xe bê tông trộn sẵn
Việc chỉ dẫn xe bê tông trộn sẵn và tiếp nhận máng chuyền của xe trộn có thể dẫn đến tai nạn nghiêm trọng như bị kẹp giữa xe bơm và bồn. Vì vậy tuyệt đối không được thực hiện. Việc chỉ dẫn chỉ được thực hiện bởi người có chuyên môn.
3. Không thực hiện công việc trên nắp của phễu
Nếu đứng lên trên tấm lưới chắn của phễu sẽ có nguy cơ bị cuốn vào máy trộn (lưỡi khuấy) do rơi chân vào phễu qua khoảng trống của tấm lưới chắn, vì vậy tuyệt đối không được thực hiện công việc ở trên tấm lưới chắn phễu.
4. Không sử dụng bơm bê tông vào mục đích khác
Việc cẩu thiết bị (dụng cụ, phụ tùng) hay ống bơm bê tông bằng cần sẽ trở thành nguyên nhân gây quá tải làm gãy hỏng cần. Vì vậy tuyệt đối không được sử dụng cần cho những việc ngoài mục đích sử dụng chủ yếu của xe bơm bê tông.
5. Không làm việc ngay phía dưới cần
Một lưu ý an toàn khác khi đổ bê tông đó là không tiến vào chỗ làm việc của công nhân. Trong trường hợp cần bị gãy hỏng sẽ có nguy cơ cao gây tai nạn cho người lao động.
6. Không làm việc quá tốc độ
Sử dụng bơm bê tông quá tốc độ, vượt mức công suất tối đa sẽ tăng nguy cơ rủi ro như vỡ ống bơm, bê tông bắn tung tóe.
7. Chú ý khi làm việc với cần trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt (bão, sấm sét)
Tuyệt đối không được sử dụng cần. trong trường hợp gió mạnh trên mức trung bình trong 10 phút là 10m/s hoặc gió mạnh trên mức tức thời tối đa là 16m/s. Hơn nữa, khi có nguy cơ xảy ra sét đánh hãy dừng công việc và thu cất gập gọn cần để đề phòng tai họa cảm điện.
8. Thu cất chân chống thủy lực, cần và di chuyển
Khi di chuyển xe bơm bê tông ở trong công trường, thợ vận hành cần làm theo những bước tuần tự sau:
- Thu cất cần.
- Thu cất chân chống thủy lực.
- Xác nhận khóa chắc chắn thiết bị chống bật ra của xích và chốt khóa.
Sau khi hoàn thành tất cả các bước sau, thợ vận hành mới được di chuyển xe bơm. Mục đích là để phòng sự cố va chạm với dây trên cao và các vật, công trình dựng tạm trong công trường.
Trước khi vận hành xe bơm bê tông cần chuẩn bị những gì?
Thao tác chuẩn bị xe bơm chính xác sẽ quyết định đến chất lượng và hiệu suất làm việc của bơm bê tông. Dưới đây là 4 lưu ý trong công tác chuẩn bị vận hành xe bơm bê tông:
1. Vận hành bơm chính
Khi tiếp nhận xe bơm phải kiểm tra tổng thể cũng như các thiết bị liên quan có bị hư hỏng không. Khi vận hành phải đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người có mặt trong phạm vi hoạt động của xe. Do vậy, phải đảm bảo các chức năng của xe hoạt động an toàn. Dưới đây là các bước cần thực hiện trước khi vận hành bơm chính:
1.1. Kiểm tra dầu mỡ, nước làm mát
Đầu tiên, thợ vận hành cần kiểm tra mức nước, mức dầu và bổ sung nếu cần. Khi kiểm tra thì xe phải nằm trên mặt thăng bằng.
1.2. Vận hành bộ trích công suất
Cách thức vận hành:
- Khởi động động cơ
- Cắt ly hợp
- Chuyển sang hộp số phụ
- Đóng ly hợp
Sau khi hoàn thành các bước, công suất động cơ được truyền đến bơm.
2. Chuẩn bị vị trí thi công
Vị trí thi công thiết bị cần đảm bảo chắc chắn, không sụt lở để tránh xe bơm bê tông mất thăng bằng.
3. Ra chân chống đỡ xe bơm bê tông
Chỉ có thể ra chân chống khi:
- Động cơ dẫn động bơm phải hoạt động
- Ly hợp nối bơm phải đóng
- Điều khiển chân chống trên khóa điều khiển
- Không được dùng tay để cố đẩy chân chống
Chú ý nơi đặt chân chống có thể sụt lở làm chân chống xê dịch gây nguy hiểm, bởi vậy phải đặt biển báo và quan sát tốt vùng nguy hiểm. Nhấn nút dừng khẩn cấp nếu thấy nguy hiểm. Khi thao tác chân chống có những nguy hiểm không kiểm soát được nếu:
- Hệ thống thủy lực không được xả e tốt
- Dầu thủy lực trong thùng không đủ
- Công tắc hỏng, kẹt
Trong những trường hợp như vậy cần phải dừng máy để xử lý ngay. Các dầm chân chống phải được đảm bảo hết cỡ mới giữ ổn định cho xe khi làm việc. Quan sát nivô khi ổn định chân chống. Độ thăng bằng của xe chỉ đạt nếu độ nghiêng dưới 3.
4. Kiểm tra chức năng của bơm bê tông
4.1. Các chức năng bơm
Điều kiện bắt buộc để bơm không gặp sự cố là các chức năng của bơm phải chính xác.
- Công tắc đảo chiều: kiểm tra chức năng đảo chiều xi lanh và chức năng lắc của quả lắc với các tốc độ bơm khác nhau. Điều chỉnh lưu lượng nếu cần.
- Công tắc điện từ (công tắc hành trình): các xilanh phải tự động đảo chiều khi các pít tông của xi lanh đạt đến vị trí của hai cảm biến (công tắc) điện từ phía trước hoặc phía sau. Đèn báo của cảm biến phải nháy sáng.
4.2. Các bộ lọc
Lọc bẩn sẽ làm giảm lưu lượng dầu, gây hư hại cho hệ thống thủy lực.
- Lọc chân không cần thay thế khi đồng hồ chỉ báo nằm trong phạm vi màu đỏ.
- Lọc hệ thống cần được thay thế khi ấn nút đỏ trên lọc xuống, nút tự động bật lên lại sau thời gian ngắn.
4.3. Chức năng hệ thống điều khiển cần
Chỉ có thể vận hành bơm khi hệ thống điều khiển cần hoạt động tốt.
- Bật bộ điều khiển từ xa.
- Vận hành thử các chức năng điều khiển cần vài lần. Đồng thời quan sát các điều khiển bằng tay trên khóa cần. Cần bơm phải hoạt động và các cần điều khiển bằng tay phải dịch chuyển đóng mở van.
- Ngay sau khi nhả tay điều khiển cần trên điều khiển, các cần điều khiển trên khóa cũng phải trở về vị trí trung gian.
4.4. Kiểm tra công tắc an toàn ngắt cánh khuấy
Khi mở lưới an toàn phễu chứa liệu, công tắc an toàn cánh khuấy sẽ ngắt cánh khuấy. Phải kiểm tra chức năng của công tắc này trước khi vận hành để đảm bảo an toàn trong vận hành và bảo dưỡng.
Quy trình vận hành xe bơm bê tông
Sử dụng bơm bê tông đòi hỏi người vận hành phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn cao. Nếu không, việc xảy ra tai nạn và công việc trì trệ là điều không thể tránh khỏi. Dưới đây là các bước vận hành bơm cần chuẩn nhất theo hướng dẫn của Putzmeister.
1. Vận hành cần
1.1. Yêu cầu an toàn
Trước khi vận hành xe bơm bê tông, cần phải nắm rõ các yêu cầu an toàn của xe bơm bê tông như trên.
1.2. Thao tác mở và gấp cần bơm
Đối với mở và gấp cần bơm, người vận hành cần chú ý những điều sau:
- Phải quay cần sang bên trái nếu cao độ gập cần thấp hơn 8,7m.
- Dầu thủy lực sẽ nóng lên khi gấp cần. Sau đó dầu sẽ nguội đi và áp lực trong xi lanh sẽ giảm. Khi nâng cần thứ nhất, các đoạn cần khác sẽ tụt xuống, do vậy trước khi nâng cần số một, cần nháy nhẹ các đoạn cần khác.
- Luôn quan sát để đảm bảo trình tự gấp mở cần theo đúng quy định. Nếu không tay đòn bản lề sẽ bị ép vào ống dẫn, xi lanh cận kề hay các bộ phận khác gây nguy hiểm và làm hỏng cần.
- Đoạn ống cao su không được phép nằm sau phương thẳng đứng.
Trình tự mở cần:
- Nháy nhẹ lần lượt đoạn cần 2, 3 và 4.
- Nâng đoạn cần số một lên khoảng 45 độ.
- Quay đoạn cần số một 180 độ.
- Mở đoạn cần 2 cho đến khi nó nằm ở vị trí thẳng đứng (chú ý mở cần 2 để không chạm va quệt làm hỏng cabin).
- Mở đoạn cần 4 khoảng 15 độ.
- Mở đoạn cần 5 khoảng 45 độ.
- Mở đoạn cần 4 đủ để mở đoạn cao su cuối cùng.
2. Vận hành bơm bê tông
2.1. Những bước cần tiến hành trước khi vận hành bơm
- Đặt xe vào vị trí ổn định.
- Mở các chân chống và chống xuống mặt nền.
- Thử các chức năng.
- Mở cần đến vị trí đang thi công.
2.2. Để hạn chế tối đa khả năng gây tai nạn
- Đứng trong vùng nguy hiểm của ống cao su khi bắt đầu bơm, khi tắc ống hay khi bơm rửa.
- Khí bị lọt vào đường ống dẫn bê tông.
2.3. Các điểm cần lưu ý khi bơm
2.3.1. Cần bị giật
- Nếu cần bị giật mạnh khi bơm thì kiểm tra các chân chống đã được sử dụng đúng chưa. Cần bơm sẽ ít bị giật khi lốp sau chạm nhẹ mặt đất. Thợ vận hành có thể co bớt chân chống sau cho đến khi lốp chạm mặt đất rồi co thêm 1cm.
- Nếu chân chống đã dùng đúng cách mà cần vẫn tiếp tục bị giật thì nên giảm bớt tốc độ bơm hoặc thay đổi vị trí cần
- Cần cũng sẽ bị giật nhiều nếu có khí lọt vào đường ống. Do vậy phải luôn nạp bê tông cao hơn trục cánh khuấy.
2.3.2. Vị trí cần tối ưu
Đoạn cần cuối nằm ngang là vị trí cần tối ưu. Nếu nằm thấp hơn vị trí nằm ngang thì bê tông trong ống sẽ chảy nhanh hơn do trọng lượng của nó. Tốc độ chảy bê tông sẽ giảm đi khi đoạn cuối của cần nằm ngang (độ mài mòn ống dẫn và ống cao su sẽ giảm đáng kể).
2.3.3. Van giảm lưu lượng thủy lực xi lanh lắc
Khi bơm bê tông có độ đậm đặc thấp (mền) thì phải đóng van ở vị trí mà quả lắc lắc nhanh hơn và ngược lại.
2.4. Bơm khởi động
Quá trình từ khi bắt đầu bơm cho đến khi bê tông chảy đến đầu cuối của ống dẫn được gọi là giai đoạn khởi động bơm. Giai đoạn này có thể vào lúc bắt đầu bơm lần đầu hay bơm tiếp sau thời gian nghỉ.
Toàn bộ đường ống phải được làm ướt khi khởi động bơm. Quá trình này gọi là quá trình “mồi bơm”. Trình tự thực hiện như sau:
- Nhét hai quả cầu bọt biển vào đường ống dẫn qua cổng rửa
- Đổ khoảng 0,5 mét khối bê tông loãng vào thùng chưa
- Bật bộ khuấy
- Bơm từ từ bê tông vào đường ống
- Giai đoạn khởi động bê tông loãng sẽ kết thúc, khi hai quả cầu và bê tông phụt ra khỏi đường ống
2.5. Bơm
Sau khi hoàn thành công tác khởi động bơm, thợ vận hành sẽ tiến hành bơm bê tông lên vị trí cần thi công. Khi bơm, cần chú ý những điều sau:
- Khi khởi động bơm với công suất thấp rồi tăng dần sau vài khối bê tông
- Không cố bơm bê tông đã phân tách hoặc đã khô vì sẽ gây tắc nghẽn đường ống
- Trong quá trình xe bơm bê tông làm việc, các thiết bị công tác và dầu thủy lực nóng lên. Do đó cần chú ý đến vấn đề làm mát cho chúng.
Hi vọng với thông tin trên đây, bạn có thể nắm rõ các bước sử dụng xe bơm bê tông một cách an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời, giúp chủ thầu đảm bảo tiến độ làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Phương pháp làm sạch ống bơm bê tông
Sau khi sử dụng xe bơm bê tông, thợ vận hành cần vệ sinh xe trước khi bàn giao lại. Bê tông bị bám dính trong đường ống hay trong quả lắc sẽ đông cứng tạo điều kiện cho bám dính tiếp theo và làm giảm công suất bơm. Bê tông đóng cặn xung quanh vòng chịu mài mòn sẽ làm suy giảm chức năng của nó. Việc làm sạch đường ống không được bỏ qua nếu không muốn có sự cố trong lần bơm sau.
Trước khi vệ sinh bơm, thợ vận hành cần chú ý những điều sau:
- Dùng vòi phun áp lực cao để rửa sạch bê tông.
- Không được dùng nước biển hoặc nước lẫn muối để rửa. Nếu có nước biển lọc vào máy thì phải xử lý sạch ngay.
- Tháo thiết bị điều khiển từ xa khi tiến hành rửa máy.
- Đặt lưới thép bảo vệ khi rửa sạch để tránh ngã vào thùng chứa.
1. Rửa đường ống dẫn bê tông
Đối với đường ống dẫn bê tông thì dùng phương pháp rửa hút. Đây là phương pháp đơn giản. Cách thức tiến hành như sau:
- Bơm bê tông trong thùng chứa cho đến khi mức bê tông ngang phía trên xi lanh cung cấp
- Tắt bơm
- Nhét quả cầu cao su đã được nhúng nước vào đầu cuối đường ống
- Nâng thẳng cần bơm để bê tông có thể hút về dễ dàng
- Bật bơm ngược để bê tông và quả cầu được hút ngược về bơm
Trong trường hợp ống dẫn bê tông bị tắc nghẽn nặng, thợ vận hành có thể sử dụng hai quả bóng hút rửa để vệ sinh. Cách thực hiện như sau:
- Nhét quả bóng cứng hơn vào trước để tránh tình trạng bóng bị biến dạng khi hút lại.
- Khi hút bóng lại theo dạng chữ Z, quả bóng hút rửa đầu tiên phải trở lại hình dạng ban đầu vì nếu không nó sẽ bị kẹt ở khúc nối giữa các đoạn ống bơm.
- Quả bóng hút rửa thứ nhất có thể làm sạch đường ống tới 90%. Tuy nhiên sử dụng quả bóng hút rửa thứ hai không chỉ làm sạch đường ống bơm bê tông 100%; mà trong quá trình xả nước trở lại qua van chữ S và xi lanh, quả bóng hút rửa thứ hai sẽ giúp việc rửa phễu trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Xem thêm Video hướng dẫn sử dụng 2 quả bóng hút rửa khi vệ sinh xe bơm bê tông Putzmeister.
2. Rửa thùng chứa xi lanh bơm bê tông và quả lắc
Các bước rửa thùng chứa xi lanh bao gồm:
- Xả hết bê tông cặn
- Đặt bạt hứng phía dưới thùng chứa
- Mở nắp xả phía dưới thùng chứa để xả hết bê tông trong thùng chứa
- Bơm ngược để hút bê tông trong xi lanh ra ngoài
- Cẩu bạt hứng đã đầy bê tông ra ngoài
- Xịt rửa xi lanh bê tông và quả lắc
- Mở ống cong bản lề
- Bơm ngược thật chậm
- Luồn ống nước sâu lần lượt vào trong xi lanh bơm bê tông và quả lắc theo mức đánh dấu để xịt sạch bên trong
- Giữa ống tại vị trí đánh dấu vài phút đến khi thấy nước chảy ra
- Xịt sửa sạch sẽ thùng chứa
- Xịt sửa sạch sẽ tất cả các chi tiết tiếp xúc với bê tông
- Rửa thân bơm và các chi tiết khác
Sau khi rửa xong đường ống, thùng chứa, xi lanh bơm bê tông và quả lắc thì cũng cần phải rửa sạch tất cả các chi tiết khác có tiếp xúc với bê tông. Bê tông bám dính không được rửa sạch sẽ làm hỏng lớp sơn và kim loại sẽ bị ăn mòn, đặc biệt khi bê tông có phụ gia ăn mòn. Hộp nước cần phải xả nếu chưa dùng ngay.
3. Đưa xe về vị trí di chuyển
3.1. Gấp cần về vị trí ban đầu
- Co đoạn cần 3 về vị trí thẳng đứng
- Gấp đoạn cần 4 cho đến khi ống cao su lọt vào giá đỡ
- Gấp đoạn cần 3 cho đến khi nằm hoàn toàn trong đoạn cần 2
- Gấp hoàn toàn đoạn cần 4 cho đến khi nằm trọn vẹn trong đoạn cần 3
- Gấp toàn bộ cần vào giá trên xe
3.2. Co các chân chống
Ngược lại với quy trình mở ở khâu vận hành xe bơm bê tông.
Tóm lại, vệ sinh vòi bơm, ống bơm bê tông cần là bước quan trọng sau khi sử dụng bơm bê tông hàng tiếng đồng hồ. Tuy nhiên bước này thường bị xem nhẹ và bị bỏ qua. Hi vọng phương pháp làm sạch đường ống xe bơm bê tông trên đây sẽ giúp các bạn đảm bảo năng suất và tiết kiệm thời gian trong công việc.
Hi vọng bài viết trên đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể nhất về công việc vận hành thiết bị xe bơm bê tông. Nếu còn bất kì thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn mua hàng, vui lòng liên hệ hotline của công ty TNHH RCE - nhà cung cấp thiết bị nặng nội địa Hàn, Trung, Nhật đơn giản và tiết kiệm.
091 817 4426 (Hà Nội)
089 664 7117 (Hồ Chí Minh)