Máy móc thiết bị tốt có tầm quan trọng và là yếu tố quyết định đến sự thành công của các dự án, công trình xây dựng. Cùng RCE điểm qua những cái tên "đắt giá" nhất trong ngành sản xuất máy công trình nhé!

1. Caterpillar (Mỹ)

Caterpillar Inc là một tập đoàn của Mỹ chuyên thiết kế, phát triển, sản xuất và bán các loại máy móc, động cơ cho thiết bị xây dựng thông qua mạng lưới nhượng quyền kinh doanh toàn cầu. Công ty là nhà sản xuất thiết bị xây dựng lớn nhất thế giới trong nhiều năm liền. CAT có hơn 500 nhà máy trên khoảng 180 quốc gia.

Ít tai biết, thiết kế đầu tiên của Caterpillar là một cái máy kéo chạy bằng xích. Sau khi Công ty Holt Manufacturing sáp nhập với C. L Best Tractor vào năm 1965, công ty đổi tên thành Caterpillar (nghĩa là sâu bướm). Và quả đúng với cái tên này, CAT nhanh chóng tăng trưởng mạnh mẽ cả về quy mô và doanh thu, với hơn 100000 nhân viên trên toàn thế giới. Công ty hiện đã trở thành biểu tượng của cả nước Mỹ, và là một trong những công ty lớn nhất thế giới.

Máy xúc bánh xích Caterpillar CAT336FL đời 2018

2. Podemcrane

Như tên gọi, Podemcrane là nhà cung cấp linh kiện cần cẩu hàng đầu thế giới, đặc biệt là ở Trung và Đông Âu. Trong vòng 60 năm hoạt động, công ty đã sản xuất hơn 2000000 thiết bị nâng trên 40 quốc gia.

Công nghệ sản xuất Podemcrane được cải tiến liên tục. Họ sử dụng công nghệ và hệ thống sản xuất hiện đại (máy CNC, máy cắt plasma, rô bốt hàn) để sản xuất các bộ phận và linh kiện, đồng thời kiểm soát chất liệu nguyên liệu khi nhập vào địa điểm sản xuất.

3. Komatsu (Nhật Bản)

Là một trong những nhà sản xuất thiết bị nặng lớn nhất thế giới chỉ đứng sau Caterpillar, Komatsu là một công ty đa quốc gia của Nhật Bản chuyên sản xuất thiết bị cho các ngành xây dựng, khai thác khoáng sản, và quân sự như các khí cụ hiện đại: súng máy, lasers hay thiết bị phát điện sử dụng nhiệt. Công ty đặt trụ sở tại 2-3-6, Akasaka, Minato, Tokyo, Nhật Bản.

Chiếc máy ủi lớn nhất thế giới thuộc về Komatsu – D575A. Có hai model phổ biến của chiếc máy ủi này: D575A-3 nặng gần 290.000 pound và D575A-SD nặng gần 330.000 pound. Chiếc xe khổng lồ này có công suất 1.150 mã lực và lớn đến mức phải được tháo rời để di chuyển.

Những năm gần đây, Komatsu đang tập trung phát triển công nghệ cho máy móc, thiết bị của mình. Một phần trọng tâm của dự án “xây dựng thông minh” là Hệ thống vận chuyển tự động, với nhiều xe ben tự đổ chạy bằng điện 930E đang được thử nghiệm tại Brazil.

Máy xúc bánh xích Komatsu PC128UU-2E0 đời 2007

4. Volvo Construction Equipment (Thụy Điển)

Volvo là cái tên quá quen thuộc với những ai yêu thích máy xúc. Công ty có nhà máy sản xuất tại Thụy Điển, Pháp, Đức, Mỹ, Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tính đến thời điểm hiện tại, Volvo đã có 14.600 nhân viên trên 85 quốc gia.

Volvo bắt đầu đặt trọng tâm vào phát triển và sản xuất thiết bị công trình chạy bằng điện. Nhà sản xuất cam kết sẽ chỉ sản xuất máy xúc bánh lốp nhỏ gọn trong tương lai thay vì các tùy chọn chạy bằng động cơ diesel truyền thống.

Máy xúc bánh xích Volvo EC460BLC đời 2012 sản xuất tại Hàn Quốc

5. Hitachi Construction Equipment (Nhật Bản)

Một cái tên nữa đến từ Nhật Bản là Hitachi. Bên cạnh thị trường chính là Nhật Bản thì Bắc Mỹ cũng là nơi kiếm về nguồn thu khổng lồ cho Hitachi.

Máy xúc bánh xích Hitachi ZX70-3 đời 2014 nội địa Nhật Bản

6. Fiori Group (Ý)

Có thể nhiều người vẫn còn lạ lẫm với cái tên đến từ nước Ý này, nhưng Fiori là chuyên gia trong việc thiết kế và phát triển thiết bị cho trạm trộn bê tông, giúp việc chế tạo và vận chuyển bê tông tại chỗ với tính linh hoạt cao, giảm thiểu chi phí năng lượng và giảm tác động môi trường.

Kể từ khi được thành lập vào năm 1942, Fiori tập trung sử dụng các bộ phận của quân đội để thiết kế và sản xuất xe cho lĩnh vực xây dựng và bảo trì đường bộ. Năm 1965, công ty cho ra đời thiết bị có thể đồng thời sản xuất, vận chuyển và đúc bê tông: máy trộn bê tông tự tải.

Sản phẩm của tập đoàn Fiori được sử dụng rộng rãi trên thế giới

7. Liebherr (Đức)

Tập đoàn Liebherr đến từ Đức có mặt tại hầu hết các khu vực, đặc biệt là Châu Âu như Đức, Pháp, Tây Ban Nha và Đan Mạch và Bắc Mỹ.

Cần cẩu LIEBHERR LTM1300 đời 1996

8. Sany (Trung Quốc)

Công ty Sany có trụ sở chính tại Trung Quốc. Sany Heavy Equipment quyết tâm trở thành người dẫn đầu và tiên phong về công nghệ trong ngành máy móc khai thác lộ thiên. Hiện tại, thiết bị Sany Heavy có 4 dòng và 6 loại sản phẩm máy khai thác.

9. Zoomlion (Trung Quốc)

Công ty mới lọt vào top 10 đến từ Trung Quốc. Zoomlion chuyên sản xuất các máy móc công trình như máy ủi, máy xúc, các sản phẩm liên quan đến bê tông và giàn khoan.

Xe bơm bê tông của Zoomlion từng đạt kỷ lục GUINNESS xe bơm bê tông dài nhất thế giới 

10. Terex (Mỹ)

Là nhà sản xuất của Mỹ trên toàn thế giới về nhà máy nâng hạ và xử lý vật liệu cho nhiều ngành khác nhau, bao gồm xây dựng, cơ sở hạ tầng, khai thác đá, tái chế, năng lượng,…

11. Doosan Infracore (Hàn Quốc)

Đến từ Hàn Quốc, Doosan là cái tên khá quen thuộc tại thị trường Việt Nam. Cũng như các nhà sản xuất khác, Doosan đang đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ mới. Cuối năm 2018, công ty đã cho ra mắt giải pháp điều khiển Concept-X tại Hàn Quốc. Giải pháp được cho là sẽ tự động hóa các công việc xây dựng nguy hiểm.

Máy xúc bánh xích Doosan DX300LCA đời 2011

12. John Deere (Mỹ)

Là thương hiệu cung cấp máy móc và thiết bị nông nghiệp hàng đầu Mỹ, tính đến nay, John Deer đã có hơn 157 năm hoạt động trong ngành. Sản phẩm của John Deere được phủ sắc xanh lục độc đáo, có tính bền bỉ, hoạt động liên tục, linh hoạt. Với chất lượng được kiểm chứng gần 200 năm qua, các loại máy kéo, máy thu hoạch mang thương hiệu John Deere luôn là sự đảm bảo cho một mùa thu hoạch bội thu.

Nhờ sự đa dạng dòng máy, nhiều dãy công suất, nhiều lựa chọn tốc độ, John Deere là sự lựa chọn hàng đầu trong các lĩnh vực lúa nước, bò sữa, mía và các ngành trồng trọt.

Sắc xanh cực độc đáo và nổi bật của John Deere